Bắt giữ Vụ án Cù Huy Hà Vũ

Diễn biến

Ngày 4 tháng 11 năm 2010, Cù Huy Hà Vũ đến TP Hồ Chí Minh để chuẩn bị cho một chuyến thăm quê sắp tới.[8] Khoảng 12 giờ đêm cùng ngày (0 giờ sáng ngày 5 tháng 11), công an phường 11 quận 6 (TP HCM) kiểm tra khách sạn Mạch Lâm, thấy cửa phòng ông Vũ không khóa và trong phòng có cả cô Hồ Lê Như Quỳnh thuộc Hội luật gia Thành phố Hồ Chí Minh. Báo chí trong nước đưa tin là hai người này đang trong tư thế và trang phục nhạy cảm; khi kiểm tra hành lý trong phòng, lực lượng chức năng phát hiện trong phòng có 1 va ly nhỏ đựng máy tính xách tay, tư trang quần áo, hai bao cao su đã qua sử dụng trong sọt rác, và một số tài liệu được cho là "quan trọng".[9][10][11][12][13][14][15][16][17]

Công an cho rằng 2 người này "có hành vi quan hệ bất chính", và Cù Huy Hà Vũ phản đối. Theo báo Công an Nhân dân, ông Vũ đã "có thái độ bất hợp tác, hành hung người thi hành công vụ".[18] Công an đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Vũ và chị Quỳnh ngay tại khách sạn. Sau khi lập biên bản, khoảng 3 giờ sáng ngày 5 tháng 11 năm 2010, công an P.11, Q.6 đã đưa 2 người nói trên về trụ sở đề làm việc. Các báo trong nước đưa tin Cù Huy Hà Vũ đang bị tạm giữ hành chính.[9][10][12][13][17]

Tuy nhiên, vụ việc trong khách sạn chưa được làm rõ, thì chiều 6 tháng 11, Cơ quan an ninh điều tra – Bộ Công an Việt Nam cho biết ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì một tội danh khác, đó là tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo điều 88 – Bộ luật hình sự và đã được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê duyệt.[14][19] Cùng ngày, tư gia của ông Vũ tại Hà Nội bị khám xét. Ngoài ra, công an còn khẳng định ông Cù Huy Hà Vũ còn phải chịu trách nhiệm về hành vi "dâm ô, đồi trụy" của mình.

Trung tướng Hoàng Kông Tư - Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cho biết: "Các chứng cứ, tài liệu do các cơ quan chức năng thu được đã chứng minh Cù Huy Hà Vũ có những hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố khẩn cấp vụ án, khởi tố bị can Vũ để điều tra, làm rõ".[20]

Mâu thuẫn trong thông tin về việc bắt giữ

Báo Công an Nhân dân viết vụ bắt Cù Huy Hà Vũ là do lúc kiểm tra khách sạn Mạch Lâm ngày 5 tháng 11 năm 2010 đã tình cờ phát hiện được nhiều tài liệu tuyên truyền chống phá Nhà nước trong máy tính cá nhân của ông Vũ.

Tuy nhiên, cáo trạng số 18/CT-VKS-P2 lại khẳng định: từ tháng 10 năm 2010 Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội đã có công văn gửi Công an thành phố Hà Nội đề nghị làm rõ việc phát hiện trên mạng Internet có một số bài trả lời phỏng vấn của người tự xưng danh là Cù Huy Hà Vũ có nội dung chống phá Nhà nước, và công an đã điều tra xác định việc này.[21]

Cáo buộc của cơ quan điều tra

Nhiều tài liệu được tìm thấy trong máy tính cá nhân của ông Vũ đã bị cơ quan điều tra thu giữ như: "Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ" đề ngày 1/5/2010; "Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - đa đảng hay là chết" đề ngày 11/9/2010; "Phải đa đảng mới chống được lạm quyền", "Cáo trạng xác nhận chế độ đa đảng" đề ngày 17/1/2010…[20]

Theo Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an, ông Vũ đã có quan hệ với các đối tượng có tư tưởng chống đối Nhà nước trong nước, các thế lực thù địch chống Việt Nam ở nước ngoài; đã thực hiện hơn 20 cuộc trả lời phỏng vấn các đối tượng, đài báo của các thế lực phản động chống Việt Nam ở nước ngoài có nội dung chống Nhà nước và chuyển tải các tài liệu do ông Vũ làm ra để chúng sử dụng chống phá Nhà nước Việt Nam.[20]

Ông Vũ đã làm ra các tài liệu, đưa thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, Chính phủ, gây hoang mang trong nhân dân; kích động, cổ suý, hô hào chống Nhà nước, vu khống, xúc phạm danh dự các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, chính quyền.[20]

Một số tài liệu trong số này là: "Đường sắt cao tốc Bắc - Nam - dự án tham nhũng", "Đơn khởi kiện Thủ tướng Chính phủ do đã ban hành trái pháp luật Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg phê duyệt phân vùng khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 - 2015" đề ngày 11/6/2009, "Văn phòng Chính phủ - từ cố ý làm trái pháp luật đến trắng trợn xuyên tạc sự thật"…[20]

Phản ứng của gia đình và người liên quan

Gia đình tiến sĩ Hà Vũ đã thuê luật sư Trần Đình Triển thuộc Văn phòng luật Vì dân để cùng vợ ông Cù Huy Hà Vũ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà bảo vệ quyền lợi cho ông. LS Triển, từng được biết đến qua vụ án "mua dâm nữ sinh" liên quan Nguyễn Trường Tô và việc đe dọa sẽ kiện Tô Huy Rứa,[22][23] cho biết đã gửi đơn xin bào chữa ngày 6 tháng 11, và gia đình đã làm đơn tới cơ quan công an xin bảo lãnh cho ông được tại ngoại. Tuy nhiên, theo luật sư, khả năng được tại ngoại ngay lúc này là "rất khó".[8] Đến ngày 9 tháng 11, gia đình và luật sư của ông Vũ đều không biết hiện ông đang bị giam ở đâu.[24] Vào thời điểm đã quá thời hạn 3 ngày kể từ khi các luật sư nộp đơn xin bào chữa, thì vẫn không có trả lời từ cơ quan chức năng, bởi theo LS Triển thì "3, 5, hoặc 10 ngày đối với họ chả là gì cả."[25]

Bà Nguyễn Thị Dương Hà sau đó đã làm đơn tố cáo khẩn cấp cơ quan công an.[26] Theo BBC, đơn của bà Hà viết rằng vì ông Vũ có quyền ở hợp pháp trong phòng khách sạn, việc làm của công an là "xâm phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân", và việc công an khám xét tư trang, đồng thời quay phim chụp ảnh và cung cấp hình ảnh cho các phương tiện thông tin đại chúng là vi phạm Bộ Luật Hình sự các tội "Làm nhục người khác" và "Vu khống".[26] Bà Hà cũng cho rằng việc lực lượng khám xét đã tới nhà ông bà trước khi bà có mặt ở nhà cũng là việc làm vi phạm pháp luật. Khi được BBC hỏi về việc làm được cho là "dâm ô, đồi trụy" của ông Vũ, vợ ông cho biết bà đã từng ăn tối với cô Quỳnh, và hoàn toàn tin tưởng ở chồng.[24]

Hồ Lê Như Quỳnh, người có mặt trong phòng Cù Huy Hà Vũ lúc ông này bị bắt, cũng đã mời LS Trần Đình Triển để "tư vấn làm việc với các cơ quan chức năng khiếu nại tố cáo, khởi kiện (dân sự) một tờ báo tại thành phố Hồ Chí Minh đăng sai sự thật, xúc phạm danh dự nhân phẩm của bà".[27] Theo Luật sư của bà Quỳnh nói với VietnamNet thì những "tài sản, tư trang" trong phòng khách sạn là của ông Vũ nhờ bà Quỳnh dẫn đi mua để mang về tặng vợ (LS Dương Hà). Ông Triển xác nhận bà Quỳnh đã trở về phòng khách sạn của ông Vũ lúc khoảng hơn 8h tối và bàn chuyện về một vụ kiện mà bà nhờ ông Vũ đại diện cho người thân tới khoảng 12h đêm khi công an ập vào. Theo bà Hồ Lê Như Quỳnh thì bà xem ông Hà Vũ "như là một người anh, người bạn thân thiết", và lý do ông Vũ ở trần khi công an vào phòng là do bà không chịu được lạnh và tắt điều hòa không khí, khiến ông Vũ bị nóng (lúc này bà Quỳnh vẫn mặc đầy đủ trang phục, còn ông Vũ không mặc áo).[28]

Dư luận và báo chí trong nước

Theo BBC Tiếng Việt thì ngoài các nhà bất đồng chính kiến có tên tuổi, hầu hết những người ở Việt Nam mà BBC liên hệ, trong đó có cả những đại biểu Quốc hội đều tránh né bình luận về vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ.[29] Nhà báo Xuân Bằng của báo Quân đội Nhân dân có bài "Làm thất bại chiến lược Diễn biến hòa bình: Bài học cho những kẻ ngông cuồng và ảo tưởng"[30] trong đó viết:

"Liên tục phát ngôn và hành động ngang ngược, ngông cuồng, chiều 5-11, Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt về hành vi vi phạm pháp luật "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ luật Hình sự".

"Vũ là người ngông cuồng, nghĩ rằng mình đứng trên mọi người, đứng trên pháp luật, Vũ cho rằng xã hội u mê cả, mình Vũ tỉnh. Vũ cho rằng với những tấm bằng cấp ấy, với những bài trả lời phỏng vấn nóng bỏng sự phỉ báng và chì chiết chính quyền ấy, Vũ đã là một thiên tài, Vũ phải làm chức này chức nọ mới xứng."...

"Vì sao một con người có nhân thân tốt như thế lại ra nông nỗi vậy?"... "Đảng Cộng sản Việt Nam chính là những người yêu nước Việt Nam tiếp thu Chủ nghĩa Mác-Lê nin, đưa dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong bối cảnh hiện nay chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam chân chính mới đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Vậy nhưng Vũ cố tình phớt lờ sự thật, căm giận Đảng, căm giận chính quyền, tấn công vào danh dự và niềm tự hào của cha ông mình."...

"Cù Huy Hà Vũ đã thể hiện rõ một động cơ cá nhân tham vọng quyền lực. Vũ hy vọng những việc làm của Vũ sẽ đạt mục đích lật đổ chế độ này, và sau đó Vũ nhảy lên ngôi cao?! Đó là một ảo tưởng đáng thương hại cho Vũ... Nhân dân tinh lắm. Những người như Vũ càng phỉ báng ĐảngNhà nước thì như một phản xạ tự nhiên, nhân dân càng thấy trách nhiệm phải bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước của mình."...

"Vậy là sau một thời gian dài chống phá ĐảngNhà nước bằng những chiêu bài thô thiển núp trong cái áo choàng sang trọng "Tiến sĩ luật", Cù Huy Hà Vũ ngông cuồng đã sa vòng pháp luật. Đây là một bài học làm người với Vũ và với cả những ai còn ảo tưởng về Vũ".

Phản ứng quốc tế

Theo BBC, nhân vụ Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt, nhà báo Ian Timberlake của hãng thông tấn Pháp AFP[31] có bài viết trong đó nhắc lại quá trình đấu tranh phản biện của ông Cù Huy Hà Vũ, từ vụ kiện Nguyễn Tấn Dũng tới các cáo buộc về "tài liệu chống chính quyền" và việc "kêu gọi đa đảng".[32] Nhà báo này dẫn lời giới quan sát nói trong không khí chính trị đang căng thẳng trước Đại hội Đảng XI, "đang có làn sóng trấn áp bất đồng chính kiến mới ở Việt Nam".[33] Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết từng khẳng định rằng "Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường, ngay trong Đảng cũng có nhiều chính kiến khác nhau... Ở Việt Nam không có chuyện bắt bớ, xét xử vì lý do bất đồng chính kiến. Những người được gọi là "bất đồng chính kiến" thực tế đã vi phạm pháp luật và phải được xử lý theo pháp luật. Họ hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, nhận tiền, lập đảng này đảng khác, lên kế hoạch lật đổ chế độ. Hành động như vậy không thể chấp nhận được".[34] Trong cuộc họp báo để công bố bắt khẩn cấp tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, công an không nói rõ Cù Huy Hà Vũ thuộc tổ chức nào, nhận tiền của ai, theo đảng nào, và có kế hoạch gì để lật đổ chế độ.[15]

Vào ngày 25 tháng 1 năm 2011, bà Libby Liu - Tổng Giám đốc Đài Á Châu Tự do (RFA) đã gửi thư lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Cù Huy Hà Vũ. Thư trích dẫn Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp QuốcChính phủ Việt Nam cũng đã công nhận: "Tất cả mọi người đều có quyền tự do chính kiến và ngôn luận". Bà Liu cho rằng "quyền của ông Cù Huy Hà Vũ được trao đổi với đài châu Á Tự do (cũng như bất cứ ai khác) và bày tỏ quan điểm của mình về bất cứ chủ đề gì đã được bảo hộ một cách rõ ràng trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trịViệt Nam đã ký năm 1982", và "truy tố ông Vũ về việc thực thi quyền con người cơ bản này chính là vi phạm luật pháp quốc tế."[35]

Ngày 10 tháng 11 năm 2010, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ,[36] người được tổ chức này gọi là "nhà hoạt động luật pháp trực ngôn, người bảo vệ nhân quyền và chỉ trích các hành vi sai trái của chính quyền".[37] BBC dẫn lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách bộ phận Á Châu của HRW: "Việc bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ có mục đích ngăn chặn các luật sư để họ không nhận những vụ việc nhạy cảm về chính trị, chẳng hạn như bào chữa cho các nhà hoạt động dân chủ và dân oan mất đất, hoặc các vụ kiện nhằm bảo vệ môi trường".[37] Bà Elaine Pearson thuộc văn phòng New York của Human Rights Watch nói với Đài Á Châu Tự do: "Luật pháp Việt Nam không theo đúng những chuẩn mực pháp lý quốc tế", "luật về an ninh quốc gia của Việt Nam quá rộng; đã hình sự hoá những hoạt động ôn hoà của những nhà hoạt động và những tổ chức tại Việt Nam", "trước kỳ Đại hội Đảng sắp đến đang có nỗ lực dập tắt tiếng nói của những ngươì chỉ trích Đảng về vấn đề nhân quyền." Bà Pearson cho biết HRW luôn sẵn sàng trực tiếp tranh luận với chính quyền Việt Nam, nhưng họ rất khó "tiếp xúc trực tiếp với chính quyền Hà Nội", và "không bao giờ được mời".[38]

Hai ngày trước phiên xử, vào ngày 2 tháng 4 năm 2011, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch lại yêu cầu Việt Nam thả Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngay lập tức. Trong yêu cầu bằng cả tiếng Anhtiếng Việt, tổ chức này cho rằng ông Vũ "đáng được ca ngợi" vì đã tranh đấu cho quyền của người dân được có môi trường sống lành mạnh, quyền tự do ngôn luận và một hệ thống tư pháp công bằng. Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: "Hành động bắt giữ và xét xử Tiến sĩ Vũ phát đi một thông điệp rằng hệ thống tư phápViệt Nam là để phục vụ cho lợi ích chính trị, và các luật sư cùng các nhà hoạt động muốn đi kiện hãy chuẩn bị tinh thần tự hứng lấy hậu quả."[39][40]

HRW cũng cho rằng những tội danh về an ninh quốc gia trong Luật hình sự Việt Nam như "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (điều 79), "phá hoại chính sách đoàn kết" (điều 87), "tuyên truyền chống nhà nước" (điều 88), "phá rối an ninh" (điều 89), "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước" (điều 258)... là mập mờ và khác thường, được dùng để xử tù những người bất đồng chính kiến về chính trịtôn giáo.[39][40] Ông Robertson phát biểu: "Việt Nam cần sửa đổi hoặc hủy bỏ những điều luật chung chung về an ninh quốc gia, thay vì sử dụng những điều luật đó để bịt miệng những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa. Làm sao mà Việt Nam có thể trở thành một quốc gia có nền pháp trị khi chính phủ tiếp tục trừng phạt các nhà vận động pháp luật?"[39][40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ án Cù Huy Hà Vũ http://www.radioaustralia.net.au/asiapac/stories/2... http://blogs.afp.com/?author/itimberlake http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2010/... http://breakingnewsdir.com/vietnamese-police-detai... http://www.eubusiness.com/news-eu/vietnam-politics... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/de... http://seattletimes.nwsource.com/html/nationworld/... http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/phien-... http://www.voanews.com/vietnamese/news/carl-thayer...